Tỏi và mật ong đều đã được chứng minh là những thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Lợi ích này vẫn duy trì khi bạn ngâm tỏi với mật ong. Tuy nhiên sự kết hợp này cũng gây ra một số tác dụng phụ. Vậy tác hại của tỏi ngâm mật ong là gì?Trước khi tìm hiểu tác hại của tỏi ngâm mật ong, cùng xem các đặc tính cũng như lợi ích của hai nguyên liệu này nhé!
Các đặc tính của tỏi và mật ong
Tỏi và mật ong từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc cổ truyền trên khắp thế giới. Thành phần chính của tỏi là allicin, ngoài ra còn có oxy, lưu huỳnh và một số hóa chất khác giúp tỏi có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng chống lại mầm bệnh.
Một nghiên cứu đăng trên tờ Avicenna Journal of Phytomedicine vào tháng 1-2014 nói rằng: băm hoặc nghiền tỏi sẽ giúp giải phóng nhiều allicin hơn là dùng nguyên tép tỏi. Tuy nhiên, việc băm hoặc nghiền tỏi lại khiến allicin thất thoát nhanh chóng. Để tận dụng triệt để lợi ích do tỏi đem lại, bạn nên dùng tỏi tươi và dùng ngay chứ không nên để lâu.
Mật ong rất giàu các chất chống oxy hóa tự nhiên, bao gồm nhóm chất flavonoid và polyphenol. Những chất này giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm (sưng tấy), giúp cân bằng hệ miễn dịch và ngăn ngừa một số loại bệnh tật. Mật ong cũng có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.
Mayo Clinic khuyên bạn dùng mật ong từ hoa citrus (cam chanh bưởi), mật ong từ hoa bạch đàn (khuynh diệp) và mật ong làm từ hoa labiatae (hoa môi, thuộc họ bạc hà).
Những lợi ích sức khỏe của tỏi ngâm mật ong
Cùng xem qua các tác dụng của tỏi và mật ong trước khi xem xét tác hại của tỏi ngâm mật ong.
Một số nghiên cứu đã tiến hành kiểm nghiệm lợi ích sức khỏe của tỏi và mật ong khi đứng riêng và khi kết hợp. Một số nghiên cứu dựa trên các phương thuốc tự chế đã được sử dụng suốt hàng trăm năm.
Chẳng hạn, theo y học cổ truyền của người Ethiopia, mật ong dùng để trị các bệnh khó thở, viêm da và tiêu chảy.
Trong khi đó, tỏi thường được dùng để trị cảm lạnh và ho, hen suyễn. Người Ả Rập dùng tỏi để trị bệnh tim, cao huyết áp, viêm khớp, đau răng, táo bón và viêm nhiễm.
1. Kháng khuẩn
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tỏi và một loại mật ong có tên gọi tazma có thể giúp kiềm chế một số loại vi khuẩn.
Khi kết hợp tỏi với mật ong thì kết quả còn tốt hơn, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn như: streptococcus pneumonia gây viêm phổi, khuẩn tụ cầu vàng staphylococcus aureus, khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm.
Một nghiên cứu phòng thí nghiệm khác cho thấy sự kết hợp giữa nước ép tỏi và mật ong có thể giúp ngăn ngừa một số loại nhiễm khuẩn không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
2. Kháng virus
Một số loại mật ong có đặc tính kháng virus khá mạnh, giúp ngăn ngừa hoặc điều trị cảm lạnh, cảm cúm và những bệnh do virus gây ra.
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy mật ong Manuka có thể ngăn ngừa sự phát triển của virus cúm. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mật ong, đặc biệt là mật ong Manuka, có công dụng như một loại thuốc kháng virus.
3. Hỗ trợ tim mạch
Một số nghiên cứu lâm sàng và trong phòng thí nghiệm cho thấy nhiều lợi ích tim mạch của tỏi. Mayo Clinic cho biết các chất chống oxy hóa trong mật ong cũng giúp bảo vệ con người khỏi các vấn đề về tim mạch.
Cụ thể, tỏi ngăn ngừa bệnh tim, đông máu và đột quỵ thông qua việc:
• Hạ huyết áp.
• Hạ cholesterol trong máu. Một loại cholesterol gọi là LDL có thể gây xơ cứng động mạch, dẫn tới bệnh tim và đột quỵ. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy tỏi giúp làm giảm hàm lượng LDL nguy hại trong máu.
• Ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
• Giúp làm loãng máu, ngăn ngừa hiện tượng cục máu đông.
• Các phân tử lưu huỳnh trong tỏi giúp bảo vệ cơ tim khỏi tổn thương và giúp mạch máu đàn hồi hơn.
4. Tăng cường trí nhớ và sức khỏe não bộ
Tác hại của tỏi ngâm mật ong là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu bên dưới.
Cả tỏi và mật ong đều chứa hàm lượng cao các hợp chất chống oxy hóa, giúp cân bằng hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ não khỏi các bệnh phổ biến như dementia (sa sút trí tuệ) và Alzheimer.
Nghiên cứu cho thấy những chiết xuất từ những củ tỏi già chứa nhiều chất chống oxy hóa gọi là kyolic acid. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ não bộ khỏi những tổn thương do tuổi tác và bệnh tật. Acid kyolic giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung ở một số người.
5. Trị viêm da
Mật ong có thể dùng thoa lên da để giảm các triệu chứng dị ứng, nổi mụn. Mật ong cũng giúp làm lành vết thương, vết phỏng và vết trầy xước.
>>> Đọc thêm: Tìm nhà phân phối bột làm thạch rau câu Vũ Minh Soviagar Sạch - Giá tốt trên toàn quốc
Cách làm tỏi ngâm mật ong
Tỏi ngâm mật ong là một loại tỏi muối chua, có thể sử dụng trong 1 tháng ở nhiệt độ phòng.
Bạn bóc vỏ tỏi rồi cho vào một hũ thủy tinh sạch. Bạn có thể khử trùng hũ bằng cách đem luộc hũ và nắp trong nước sôi. Rót mật ong phủ ngập tỏi và khuấy đều. Đậy kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát trong 3 ngày.
Sau đó, bạn mở nắp để khí thoát ra ngoài, rồi khuấy đều hỗn hợp một lần nữa. Nếu thấy mật ong sủi bong bóng, nghĩa là tỏi đã bắt đầu lên men. Đậy nắp lại, để ngâm trong 2 tuần đến 1 tháng trước khi sử dụng.
Sau một thời gian, tỏi có thể chuyển thành màu dương hay xanh lá cây, nhưng vẫn an toàn để sử dụng.
Cách sử dụng tỏi ngâm mật ong
• Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn có thể ăn một tép tỏi hoặc 1 thìa mật ong (hoặc cả hai).
• Tỏi có thể dùng trong các loại nước ướp và nước sốt, giúp món thịt và rau thêm đậm đà hương vị.
• Rưới mật ong lên pizza, gà nướng, lợn nướng, tôm rim hoặc đậu phụ, phô mai…
• Dùng tỏi ngâm mật ong để trộn salad, quết ăn với bánh mì.
Những tác hại của tỏi ngâm mật ong
Những hợp chất trong tỏi và mật ong có thể gây ra những phản ứng phụ ở một số người.
1. Dị ứng tỏi – một tác hại của tỏi ngâm mật ong
Tỏi có thể gây dị ứng ở một số người. Sử dụng tỏi với hàm lượng lớn có thể gây loãng máu và gia tăng nguy cơ chảy máu. Vì thế, không nên dùng tỏi khi đang uống thuốc loãng máu, bao gồm các thuốc:
• Salicylate (Aspirin)
• Warfarin (Coumadin)
• Clopidogrel (Plavix)
Tỏi cũng cản trở một loại thuộc kháng virus là saquinavir dùng để trị bệnh HIV
2. Dị ứng mật ong – một tác hại của tỏi ngâm mật ong
Uống mật ong có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Mật ong không tương tác với các loại thuốc khác, nhưng nó có thể gây dị ứng.
Nếu bạn dị ứng với phấn ong thì mật ong cũng có thể khiến bạn bị dị ứng. Mật ong cũng chứa một số loại phấn hoa có thể gây:
• Ho
• Thở khò khè
• Sưng cổ họng
• Sưng mặt
• Chóng mặt
• Buồn nôn, nôn mửa
• Suy nhược
• Ngất xỉu
• Đổ mồ hôi
• Kích ứng da
• Nhịp tim bất thường
Trẻ dưới 1 tuổi không được dùng mật ong, dù chỉ 1 chút. Mật ong có thể gây ra một tình trạng hiếm gọi là ngộ độc ở trẻ sơ sinh, do các bào tử vi khuẩn trong mật ong gây ra.
Tỏi ngâm mật ong đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng không loại trừ các trường hợp bị dị ứng với hai thành phần này. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hy vọng các tác hại của tỏi ngâm mật ong mà Bazaar Vietnam nêu ở trên sẽ giúp bạn cẩn trọng hơn khi dùng.
>>Xem thêm: Giảm cân không còn là cuộc chiến với rau câu sợi Vũ Minh Soviagar
- Địa chỉ : Thôn Kiều Hạ (nhà ông Vũ Đức Lợi), Xã Quốc Tuấn, Huyện An Dương, Thành Phố Hải Phòng, Việt Nam
- Email : agarvuminh@gmail.com
- Điện thoại : 0912.156.918
- Hotline : 0913.354.302 (Tư vấn mua hàng)