CÔNG TY TNHH THỦY SẢN VŨ MINH
Chọn ngôn ngữ : Tiếng Việt Tiếng Anh
email
Email
agarvuminh@gmail.com
điện thoại
Điện thoại
0913.354.302 (Tư vấn mua hàng)
Củ dền đỏ kỵ gì, những ai không nên ăn củ dền?

Củ dền đỏ kỵ gì, những ai không nên ăn củ dền?

Đối với người Việt, rau củ là những nguyên liệu chế biến không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình. Có rất nhiều loại rau củ bổ ích cho sức khỏe, và củ dền cũng không phải là ngoại lệ. Cùng bột sợi rau câu nguyên chất Vũ Minh Soviagar tìm hiểu sâu hơn về những công dụng và những điều thú vị về loại củ này nhé! Củ dền đỏ kỵ gì, những ai không nên ăn củ dền?

Củ dền là củ gì?

Củ dền là một loại củ cải ngọt thường được trồng nhiều nhất tại Anh, Trung và Bắc Mỹ. Củ dền thường có 2 màu là đỏ thẫm và tím than cùng với lớp vỏ mỏng. Khi bổ ngang củ, bạn sẽ thấy có nhiều khoanh tròn đồng tâm xen kẽ màu sắc đậm, nhạt khác nhau.

Màu đỏ tươi của củ dền chính là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Loại sắc tố thực vật này có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Ngoài ra, ăn củ dền cũng rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Điều bạn cần biết là củ dền đỏ kỵ với gì để có cách chế biến phù hợp.

củ dền kỵ với gì, củ dền kiêng nấu với gì

Thành phần dinh dưỡng trong củ dền

Củ dền chứa ít calo nhưng lại nhiều vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn cần. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g củ dền luộc có chứa:

• Calo: 44
• Chất đạm: 1.7g
• Chất béo: 0.2g
• Tinh bột: 10g
• Chất xơ: 2g
• Folate: 20% giá trị hàng ngày (DV)
• Mangan: 14%
• Đồng: 8% DV
• Kali: 7% DV
• Magie: 6% DV
• Vitamin C: 4% DV
• Vitamin B6: 4% DV
• Sắt: 4% DV

Củ dền đặc biệt giàu folate, một loại vitamin đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tim mạch. Loại củ này cũng chứa nhiều mangan có lợi cho quá trình hình thành xương, chuyển hóa chất dinh dưỡng, chức năng của não.

Thêm vào đó, củ dền đỏ chứa một lượng đồng dồi dào rất cần thiết để sản xuất năng lượng và tổng hợp một số chất truyền dẫn thần kinh. Nếu muốn phát huy hết công dụng của những dưỡng chất này, bạn nên biết củ dền kiêng nấu với gì?

Ăn củ dền có lợi ích gì?

1. Hạ huyết áp

Củ dền đỏ tốt cho tim vì nó giúp giảm huyết áp. Đó là nhờ loại củ này có chứa nitrat vô cơ có thể chuyển đổi thành oxit nitric. Oxit nitric hạ huyết áp bằng cách làm giãn mạch máu.

2. Kiểm soát lượng đường trong máu

Củ dền đỏ kỵ với gì? Củ dền rất giàu chất xơ không chỉ làm cho đường tiêu hóa hoạt động đều đặn mà còn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol. Chỉ cần một chén củ dền đã chứa đến 3,8g chất xơ.

Chế độ ăn uống giàu chất xơ còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư ruột kết, bệnh tim và viêm ruột.

3. Tăng cường sức bền và hiệu suất thể thao

Việc bổ sung nitrat qua nước ép củ dền có thể làm tăng lưu lượng máu và mang nhiều oxy hơn đến cơ bắp. Điều đó tăng cường sức bền và giúp bạn tập luyện lâu hơn. Sau quá trình lập luyện, uống nước ép củ dền còn hỗ trợ phục hồi cơ bắp nhanh hơn.

4. Tăng cường hoạt động trí óc

Một chế độ ăn giàu nitrat có thể giúp cơ thể chống lại các rối loạn thoái hóa thần kinh như chứng mất trí nhớ. Oxit nitric mà cơ thể bạn tạo ra từ nitrat trong củ dền đỏ giúp thư giãn và làm giãn mạch máu, từ đó làm tăng lưu lượng máu đến não, có lợi cho quá trình nhận thức.

5. Giải độc gan và thận

Củ dền chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng thực vật làm tăng enzyme giúp giải độc gan và thận. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ củ dền rất giàu oxalat có thể góp phần gây sỏi thận. Hãy ăn loại củ này một cách điều độ và biết củ dền kỵ với gì để tránh bị sỏi thận.

6. Ăn củ dền giảm viêm

Ăn củ dền đã được chứng minh giảm viêm nhờ betalain và các dưỡng chất khác có trong đó. Trong một nghiên cứu, người ta nhận thấy những người bị viêm nướu, nhức đầu và hay đau tái phát cải thiện rõ rệt chứng bệnh khi ăn củ dền.

Củ dền kỵ với gì?

Mặc dù củ dền mang đến vô số lợi ích nhưng nó chỉ phát huy được công dụng nếu chế biến đúng cách. Sau đây là những thực phẩm không nên ăn cùng củ dền.

1. Củ dền đỏ kỵ với gì? Quả lê

Không chỉ củ dền mà các bộ phận của chúng đều kỵ với quả lê. Nếu bạn ăn củ dền cùng với lê sẽ gặp phải tình trạng buồn nôn. Nặng hơn sẽ gây tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Bởi vì củ dền đỏ mang tính hàn, kết hợp với lê sẽ làm cơ thể bị lạnh bụng. Hơn nữa, củ dền đỏ còn chứa nhiều nitrat không nên dùng cho kẻ sơ sinh. Trẻ có nguy cơ bị khó thở, tím tái, ngộ độc và khả năng tử vong cao.

2. Củ dền kiêng nấu với gì? Kiêng sữa

Nước củ dền pha với sữa uống có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Đó là bởi vì hàm lượng nitrat trong loại củ này cao hơn hẳn so với các loại củ khác. Vậy nên nguy cơ ngộ độc là điều khó tránh khỏi.

Những ai không nên ăn củ dền?

Ngoài việc củ dền đỏ kỵ với gì thì điều bạn cần quan tâm không kém là những ai không nên ăn củ dền. Những nhóm đối tượng sau đây không nên ăn loại củ này bao gồm:

• Phụ nữ mang thai ở thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu) cơ địa còn nhạy cảm. Nếu bạn ăn củ dền đỏ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

• Người có cơ địa dị ứng ăn củ dền dễ bị ngứa ngáy, nổi ban…

• Củ dền đỏ chứa nhiều oxalat nên người bị sỏi thận không nên ăn vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

• Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng… thì cũng không nên ăn.

• Củ dền làm giảm huyết áp nên người bị huyết áp thấp chỉ nên ăn với số lượng rất ít.

• Người bị gout không nên ăn nhiều củ dền đỏ vì sẽ làm trầm trọng thêm chứng bệnh.

Cách chế biến củ dền đỏ ngon và tốt cho sức khỏe

Việc nắm được thông tin củ dền đỏ kỵ với gì và những ai không nên ăn củ dền sẽ giúp bạn chế biến loại thực phẩm này an toàn. Sau đây là một số món ăn ngon từ củ dền bạn có thể tham khảo:

1. Canh củ dền với cà rốt, khoai tây và xương

Nhiều người thắc mắc củ dền nấu chung với cà rốt được không? Củ dền nấu với cà rốt, khoai tây và xương sẽ là món ăn vừa thanh mát, vừa bổ máu, giúp tăng cường sức khỏe.

Nguyên liệu:

• 1 củ dền đỏ
• 2 củ khoai tây
• 1 củ cà rốt
• 300g sườn non
• 2 củ hành khô
• Hành lá, ngò rí
• Gia vị

Thực hiện:

• Gọt vỏ củ dền, khoai tây và cà rốt rồi rửa sạch, thái khúc, để ráo nước.

• Xương heo bóp muối, rửa sạch rồi cho vào luộc. Sau đó vớt xương ra, rửa sạch, để ráo nước.

• Ướp xương heo với bột nêm và nước mắm. Để xương thấm gia vị từ 15 – 20 phút.

• Cho dầu ăn vào chảo, phi hành thơm rồi cho xương heo vào xào. Khi xương săn lại, bạn đổ nước vào nồi nấu cùng xương heo.

• Khi nước sôi, bạn cho tiếp củ dền, cà rốt và khoai tây vào. Để lửa liu riu, không quá to cho xương mềm và củ chín đều.

• Khi các nguyên liệu đã chín và có độ mềm, bạn nêm nếm gia vị sao cho phù hợp rồi tắt bếp. Cho hành lá và ngò rí thái nhỏ vào. Ăn lúc canh nóng là ngon nhất.

Lưu ý khi nấu canh củ dền là hãy thường xuyên vớt bọt ra. Đồng thời không hầm khoai tây quá lâu vì sẽ bị vỡ làm món canh nhìn không còn hấp dẫn.

2. Nước ép củ dền

Khi đã biết củ dền kỵ với gì thì bạn nên tránh ép củ dền với thực phẩm không hợp với chúng.

Bạn chỉ cần nguyên liệu duy nhất là củ dền, gọt vỏ rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào máy ép ra nước. Uống 1 lần/tuần vào buổi sáng sau ăn sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ củ dền. Bạn có thể cho thêm một ít nước lọc để tránh món nước ép có quá nhiều chất dinh dưỡng.

3. Salad củ dền và rau câu sợi Vũ Minh Soviagar

Củ dền cắt lát, rau câu sợi Vũ Minh Sovigar và cho vào các món salad là cách làm nhiều chị em áp dụng. Bạn có thể thêm củ cải muối, hạt tiêu, nước cốt chanh để có món ăn cực bổ dưỡng trong các bữa ăn.

>>Xem thêm:  Bột Rau Câu Giòn Vũ Minh Soviagar - Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Làm Nên Viên Thạch Tươi Mát

CÔNG TY TNHH THỦY SẢN VŨ MINH
  • Địa chỉ : Thôn Kiều Hạ (nhà ông Vũ Đức Lợi), Xã Quốc Tuấn, Huyện An Dương, Thành Phố Hải Phòng, Việt Nam
  • Email : agarvuminh@gmail.com
  • Điện thoại : 0912.156.918
  • Hotline : 0913.354.302 (Tư vấn mua hàng)
ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG
Agar Việt Nam cám ơn Quý đối tác và khách hàng đã tin tưởng và hợp tác với Agar Việt Nam.