Đồ ăn thừa sau tết là vấn đề rất phổ biến trong các gia đình vì trong quá trình chuẩn bị, hầu hết chúng ta sẽ mua quá nhiều thức ăn và uống. Bài viết này, Vũ Minh Soviagar sẽ Mách bạn cách xử lý các loại thức ăn còn dư thừa sau tết để tránh bị hư hỏng nhanh chóng hay lãng phí nhé!
XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN DƯ THỪA SAU TẾT
Nhà bạn có thừa nhiều thức ăn sau mỗi dịp Tết mà không biết bảo quản sao cho lâu không? Cùng tham khảo cách dưới đây nhé!
1. Bánh chưng
Là món ăn truyền thống trong dịp Tết, nhưng cũng rất dễ dàng bị hư hỏng. Đặc biệt là tình trạng mốc rất phổ biến bởi thời tiết khai xuân thường đi kèm với nóng ẩm. Nếu bánh chưng bạn để trong tủ lạnh bị mốc thì bạn có thể gạt bỏ phần mốc và sử dụng phần bánh không bị mốc còn lại. Còn nếu bánh chưng bạn để ở nhiệt độ thường bị mốc và lên mùi chua thì bạn không thể sử dụng được nữa.
Có một tình trạng nữa của bánh chưng đó là bị lại gạo (còn sống). Để khắc phục bạn chỉ việc luộc lại bánh chưng trong nước sôi. Tuy nhiên các bạn nên bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh, bạn có thể để vào ngăn đá rồi sau đó lấy ra chiên.
Cách bảo quản bánh chưng sau tết
Bạn có thể bảo quản bánh chưng bằng những cách sau:
- Đối với bánh còn nguyên lá bạn có thể bảo quản ở nhiệt độ thường, đặt bánh tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và dùng dần trong khoảng 7 - 10 ngày.
- Để bảo quản được lâu hơn, bạn nên cho bánh vào tủ lạnh ở nhiệt độ từ 5-10 độ C hoặc ngăn đông và dùng trong 10 - 20 ngày.
- Đối với bánh đã lột lá, nếu dùng không hết bạn nên bỏ chúng vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Nhiệt độ thích hợp từ 5-10 độ C.
Mỗi lần ăn, bạn chỉ việc cho bánh chưng đồ lại, hấp hoặc rán đều được, bánh vẫn giữ được độ mềm thơm hấp dẫn mà không bị ảnh hưởng đến hương vị sau khi chế biến lại.
Bánh khi bảo quản trong tủ lạnh, nên dùng đến đâu thì cắt đến đó và bọc phần còn lại bằng màng bọc thực phẩm rồi tiếp tục bảo quản trong ngăn lạnh.
2. Thực phẩm nguội
Đây là nguồn thực phẩm được các bà nội trợ ưa chuộng vào dịp Tết như xúc xích, giăm bông, thịt hun khói,... bởi tính tiện lợi và dễ sử dụng. Nếu như chưa sử dụng ngay hay còn dư nhiều, bạn có thể để vào ngăn đá giữ độ lạnh sâu để có thể bảo quản lâu dài.
Bảo quản thực phẩm nguội trong ngăn đá để bảo quản được lâu hơn
3. Giò chả
Với nguyên liệu chủ yếu là thịt lợn nạc mỡ, nước mắm, hạt tiêu... giò chả là thực phẩm rất khó để bảo quản được lâu. Vì thế sau mỗi dịp Tết nếu còn thừa nhiều giò chả, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Cho chả vào ngăn mát để bảo quản có thể giữ được tầm 4-6 ngày. Để thời gian bảo quản được lâu hơn bạn có thể để chả trong ngăn đá thì giữ được khoảng 10 ngày.
- Mỗi lần ăn, bạn chỉ cần rã đông tự nhiên rồi chế biến thành các món kho, xào hoặc rán.
- Cắt chả thành miếng vừa ăn rồi chế biến với nước mắm và chia thành từng hộp theo khẩu phần ăn của gia đình.
Cách bảo quản giò chả sau tết
4. Đồ ăn đã qua chế biến
Đối với các món đã qua chế biến như thịt kho, cá kho, thịt đông thì ngay từ đầu bạn nên chia nhỏ thành từng phần. Khi ăn tới đâu thì hết tới đó, sẽ không gây ảnh hưởng tới phần còn lại và có thể sử dụng lâu hơn.
Chia nhỏ đồ ăn đã qua chế biến để bảo quản được lâu hơn
5. Bánh mứt kẹo
Với các loại bánh kẹo, bạn nên để vào túi kín, và tốt nhất là túi giấy thiếc. Còn nếu bạn có điều kiện, bạn có thể sử dụng những lọ thủy tinh, túi hút chân không để bánh không bị mất độ ẩm, vẫn giữ nguyên được độ ngon giòn ban đầu.
Đối với các loại mứt: Nếu là mứt khô thì bạn nên cho vào lọ thủy tinh sạch, khô, phủ một lớp đường trắng lên trên. Còn với những loại mứt ướt thì bạn nên đun một chút nước đường rồi đem sao lại mứt đến khi mứt khô lại thì có thể cất đi bảo quản.
Bảo quản bánh kẹo mứt trong túi hoặc lọ kín
6. Thịt gà luộc
Thịt gà luộc còn dư ăn không hết bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng trong 2 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì bỏ trong ngăn đá sẽ giữ được khoảng 10 ngày. Khi ăn, chỉ cần đem rã đông tự nhiên rồi chế biến thành các món ăn tùy thích như: Gỏi gà, gà kho, canh gà,...
Thịt gà luộc có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc chế biến các món ăn khác
7. Thịt bò
Thịt bò dùng không hết bạn có thể chia nhỏ và đựng trong hộp hoặc túi với liều lượng phù hợp rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn, chỉ cần lấy các túi nhỏ ra rã đông và chế biến thành các món ăn như: Thịt bò xào, nướng, kho hoặc hầm,...
Chia nhỏ thị bò và bảo quản trong tủ lạnh
8. Các loại dưa muối
Dưa muối, củ hành muối, củ kiệu muối chua, dưa cải muối chua,... là những món ăn quen thuộc và không thể thiếu vào dịp Tết. Nếu chưa ăn hết bạn có thể đem chúng cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.
>> Xem thêm: Phục hồi chảo chống dính như mới từ các nguyên liệu đơn giản trong bếp
LÀM GỎI RAU CÂU SỢI CỰC NGON TỪ MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU SAU TẾT
Sau những ngày tết, bạn có thể đổi món cho gia đình với món gỏi rau câu sợi thanh mát, dai giòn kết hợp với các nguyên liệu khác có trong tủ lạnh như thịt gà luộc, giò chả, thịt heo... hay tự kết hợp theo sở thích. Hãy cùng tham khảo công thức này nhé!
Nguyên liệu
- Rau câu sợi Vũ Minh SoviAgar: 15g
- 200g tai lợn
- 200g lườn gà
- 1 củ cà rốt nhỏ
- 1 quả dưa leo nhỏ
- 1 ít rau răm
- Lạc rang, vừng rang
- Gia vị ướp gỏi: nước mắm ngon, đường, chanh hoặc giấm, tiêu, ớt…
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rau câu sợi ngâm nước sạch trước 30 phút cho nở đều.
Ngâm rau câu sợi Vũ Minh SoviAgar cho mềm
Rửa sạch thịt gà và làm sạch phần tai lợn
Cà rốt thái sợi dài, ngâm với 2 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh đường cho thấm gia vị.
Dưa leo gọt bỏ vỏ, bỏ ruột, thái sợi dài giống cà rốt.
Rau răm rửa sạch, để ráo nước.
Cho lườn gà vào luộc chín, sau đó vớt ra để nguội rồi xé nhỏ
Bắc một nồi nước lên bếp để luộc tai lợn. Khi đã chín vớt ra để nguội và thái sợi mỏng.
Thái nhỏ các nguyên liệu
Bước 2: Trộn gỏi
Nước trộn gỏi: 1 muỗng canh nước mắm ngon, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh giấm hoặc cốt chanh. Để món gỏi không bị ra nước thì nhất thiết trong nước trộn gỏi không nên cho thêm nước vào, chỉ có thành phần nguyên chất như nước mắm, hoặc nước cốt chanh, giấm, đường…
Cho rau câu sợi vào một thố sạch cùng với dưa leo và cà rốt sợi, cho ½ lượng nước trộn gỏi vào, đeo bao tay vào và bóp cho rau câu thấm gia vị, sau đó tiếp tục cho thịt gà và tai lợn vào, rưới nước trộn gỏi vào tiếp, bóp cho thấm đều. Cuối cùng xắt rau răm vào và rắc lạc rang, vừng rang cho món nộn được thơm hơn.
Bước 3: Thành phẩm
Dùng chung với nước mắm chua ngọt (nếu thích).
Gỏi rau câu ăn giòn sừn sựt. Cà rốt và dưa leo vẫn còn giữ được độ tươi, giòn. thịt gà và tai lợn thấm đều gia vị. Nước mắm chua chua cay cay được hòa quyện với các nguyên liệu tươi, giòn khiến món gỏi vừa lạ miệng vừa thơm ngon.
Gỏi rau câu sợi Vũ Minh Soviagar - Ăn là mê!
Trên đây là cách xử lý một số thực phẩm sau tết. Vũ Minh Soviagar hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và đừng quên chia sẻ những thông tin này cho bạn bè, người thân nhé!
- Địa chỉ : Thôn Kiều Hạ (nhà ông Vũ Đức Lợi), Xã Quốc Tuấn, Huyện An Dương, Thành Phố Hải Phòng, Việt Nam
- Email : agarvuminh@gmail.com
- Điện thoại : 0912.156.918
- Hotline : 0913.354.302 (Tư vấn mua hàng)