CÔNG TY TNHH THỦY SẢN VŨ MINH
Chọn ngôn ngữ : Tiếng Việt Tiếng Anh
email
Email
agarvuminh@gmail.com
điện thoại
Điện thoại
0913.354.302 (Tư vấn mua hàng)
Mẹo giảm cholesterol  từ A-Z một cách khoa học, an toàn cho sức khỏe

Mẹo giảm cholesterol từ A-Z một cách khoa học, an toàn cho sức khỏe

CHOLESTEROL LÀ GÌ? CÁC LOẠI CHOLESTEROL VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO

Cholesterol là một loại chất béo cần thiết có trong máu. Nhiều người nghĩ rằng cholesterol là “kẻ xấu” vì chúng là thủ phạm của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, cần hiểu về cholesterol thế nào mới đúng? Chúng có những loại nào và có tác dụng, tác hại ra sao?Tất cả thông tin liên quan đến cholesterol sẽ được giải đáp trong bài viết này!

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất có kết cấu trông giống như sáp được tìm thấy trong máu và là thành phần quan trọng tham gia cấu tạo tế bào trong cơ thể, vì vậy cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa. Cơ thể cần cholesterol để sản xuất các nội tiết (đặc biệt là các nội tiết tuyến thượng thận, sinh dục) và vitamin cho cơ thể. Cholesterol cũng cần thiết cho các hoạt động của não bộ, hệ miễn dịch, đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống…

Phân loại cholesterol

Cơ thể chúng ta luôn cần có một lượng cholesterol vừa đủ để duy trì các hoạt động diễn ra bình thường. Cholesterol được tìm thấy từ 2 nguồn chính: 80% do gan của cơ thể tự tạo ra và 20% còn lại là từ thức ăn có nguồn gốc động vật.

Cholesterol không tan trong nước và  chúng được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein. Theo các nhà khoa học, hiện nay Cholesterol được chia thành 2 loại chính:

Các loại Cholesterol

Cholesterol di chuyển khắp cơ thể mang theo HDL và LDL - cholesterol "xấu" cho tế bào

1. HDL - cholesterol

HDL là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng cao. HDL - cholesterol chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng Cholesterol có trong máu, được mệnh danh là cholesterol “tốt” vì chúng chứa nhiều protein và rất ít cholesterol, nhờ vậy chúng có thể dọn dẹp cholesterol dư thừa ra khỏi động mạch và vận chuyển chúng quay trở lại gan. Tại gan, các cholesterol dư thừa được phân hủy và thải ra khỏi cơ thể, góp phần ngăn ngừa tình trạng tắc mạch, nghẽn mạch.

2. LDL - cholesterol

LDL là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng thấp. Sở dĩ LDL - cholesterol bị gọi là cholesterol “xấu” vì nếu dư thừa, chúng sẽ tích tụ trong động mạch và kích hoạt hình thành các mảng xơ vữa, lâu ngày, mảng xơ vữa phát triển to thêm, làm thu hẹp thành mạch hoặc tắc mạch máu, dẫn đến hình thành các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, các bệnh lý mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

Ngoài ra, còn có VLDL là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng rất thấp, LDL - cholesterol và VLDL thường được gọi chung là cholesterol xấu vì nó cũng góp phần vào việc tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa VLDL và LDL - cholesterol là: VLDL chủ yếu mang chất béo trung tính, còn LDL - cholesterol "xấu" chủ yếu mang cholesterol.

Cholesterol trong cơ thể có vai trò gì?

Dù thường mang tiếng “xấu” nhưng cholesterol là một chất không thể thiếu trong cơ thể. Dưới đây là những đóng góp quan trọng của cholesterol đối với cơ thể con người:

1. Sản sinh nội tiết

Trong quá trình chuyển hóa, cholesterol có vai trò quan trọng trong việc sản sinh nội tiết steroid - một loại nội tiết cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khi có đủ bộ nội tiết giới tính cho từng giới, cơ thể sẽ phát triển đúng các đặc điểm thể chất đặc trưng riêng nam và riêng nữ, đồng thời, giúp ổn định chức năng sinh sản. Cũng nhờ có cholesterol mà nội tiết cortisol được sản sinh - điều tiết hàm lượng đường huyết và chống nhiễm trùng…

2. Tiêu hóa

Cholesterol là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp ra axit mật. Axit mật giúp ly giải các hạt mỡ có kích thước lớn thành nhỏ hơn, nhờ vậy có thể hòa trộn với các men tiêu hóa tiêu hóa chất béo. Sau khi chất béo được tiêu hóa, mật giúp cơ thể hấp thụ nó.

3. Tham gia cấu trúc tế bào

Chức năng chính của cholesterol là duy trì tính toàn vẹn và tính lưu động của màng tế bào. Khi lượng cholesterol tăng hoặc giảm bất thường, các tế bào sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, bao gồm: khả năng chuyển hóa, quá trình tạo ra năng lượng, khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn của cơ thể

4. Hệ miễn dịch

Các tế bào trong hệ miễn dịch của cơ thể cần có cholesterol bảo vệ cơ thể tốt hơn, bao gồm khả năng chống nhiễm trùng và tự phục hồi sau “cuộc chiến”. Ngoài ra, cholesterol còn có thể làm bất hoạt khả năng sinh sôi của vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn gây ra bất cứ tổn thương nào trong cơ thể.

5. Chất chống oxy hóa

Cholesterol giống như một chất chống oxy hóa, vừa bảo vệ vừa giúp làm lành tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Thêm vào đó, cholesterol cũng góp phần trong quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật. Trong một cuộc phẫu thuật, các mô, động mạch, tĩnh mạch và các mao mạch nhỏ rất dễ bị tổn thương. Ngay lúc này, gan huy động cholesterol (LDL -  cholesterol "xấu") để làm sạch và chữa lành những vết thương ở các mạch máu và các mô.

hàm lượng cholesterol

Cholesterol là thành tố giúp cơ thể chữa lành tổn thương nhưng cũng là tác nhân gây ra các cơn đau tim.

Hàm lượng cholesterol dư thừa gây ra hậu quả gì?

Mặc dù cholesterol cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhưng quá nhiều cholesterol có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Cholesterol thừa tích tụ trong thành động mạch, dần dần tạo thành các mảng xơ vữa và gây ra các bệnh như:

  • Bệnh tim mạch: Tăng cholesterol máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt là khi cả cholesterol và triglyceride cùng gia tăng, nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim.
  • Tăng huyết áp: Nếu dòng máu chứa oxy đến cơ tim bị giảm hoặc bị tắc nghẽn có thể gây ra đau thắt ngực (đau ngực) hoặc đau tim. Xơ vữa động mạch là một tình trạng nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông nguy hiểm. Lúc này, để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như tăng nhịp tim, tăng sức co bóp tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể… dẫn đến cao huyết áp.
  • Đột quỵ: Các mảng xơ vữa do cholesterol lắng đọng trong thành mạch sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây ra thiếu máu não. Ở cấp độ nặng hơn, dòng máu lên não bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não.
  • Tiểu đường: Rối loạn mỡ máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, dần dần gây ra suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết. Mặc khác, bệnh tiểu đường cũng gây ra các rối loạn mỡ máu, vì vậy hai bệnh này có mối liên quan với nhau.
  • Gan nhiễm mỡ: Là khi chất béo tích tụ trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Mặc dù không có triệu chứng rõ ràng, nhưng gan nhiễm mỡ trực tiếp hủy hoại chức năng gan và xơ hóa gan từ từ.
  • Sỏi mật: Khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật và hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể dẫn đến viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, buồn nôn, sốt, vàng da…
  • Béo phì: 95% bệnh nhân béo phì gặp phải rối loạn mỡ máu, nguyên nhân là do tăng nồng độ triglyceride và LDL - cholesterol "xấu" - cholesterol và giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu.

BÍ QUYẾT GIÚP BẠN HẠ CHOLESTEROL DỄ DÀNG

Hãy chủ động thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giữ mức cholesterol trong sự kiểm soát. Ngay cả những thói quen rất đơn giản cũng giúp giảm mức độ cholesterol rất tốt. Cholesterol rất cần thiết để tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể. Tuy nhiên, khi dư thừa cholesterol trong máu sẽ rất nguy hiểm vì đó là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh mãn tính.

1. Thiết lập một mục tiêu

Bất cứ ai cũng có thể nói, "Tôi sẽ ăn ít chất béo" hoặc "Tôi sẽ ăn nhiều rau." Đây là những mục tiêu khá chung chung. Bản thân mỗi người sẽ cảm thấy có động lực hơn nếu thiết lập một số lượng rất cụ thể. Ví dụ, "Tôi muốn có một LDL thấp hơn 130." (Lipoprotein tỉ trọng thấp, hay là LDL, được gọi là “cholesterol có hại”). Các bác sĩ khuyên bạn nên làm giảm LDL dưới 70 nếu bạn có một nguy cơ rất cao về bệnh tim hoặc đau tim.

thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Thiết lập một mục tiêu

2. Đừng ngồi quá lâu một chỗ

Thường xuyên hoạt động thể chất không chỉ giữ sức khỏe thể chất, nó còn thực sự làm tăng mức độ cholesterol tốt đến 10%. Đó là động lực để tham gia phòng tập thể dục hoặc bắt đầu một môn thể thao, nhưng ngay cả thay đổi nhỏ như đi bộ sau bữa tối, hoặc sử dụng thang bộ thay vì thang máy cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Chỉ cần tìm cách để tiếp tục di chuyển, di chuyển, và di chuyển. Ví dụ, nếu làm việc trong văn phòng, hãy cố gắng nghỉ ngơi ngắn mỗi giờ và đi bộ quanh văn phòng. Một nguyên tắc nhỏ là 10.000 bước một ngày (sử dụng một pedometer, một dụng cụ đếm bước chân để theo dõi).

3. Tăng cường chất xơ

Có rất nhiều lý do để bạn tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Không chỉ kiềm chế các chất chống oxy hóa (giảm nguy cơ ung thư) mà còn có thể làm giảm nồng độ cholesterol. Những nguồn thực phẩm chứa chất xơ phong phú như táo, đậu, quả bơ, bông cải xanh, atiso, súp lơ xanh, đu đủ... Ngoài ra, có thể kiểm tra hàm lượng "psyllium" trên nhãn thực phẩm.

4. Ăn cá ba lần một tuần

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra lời khuyên nên ăn cá ba lần một tuần. Cá là thực phẩm có hàm lượng acid béo omega-3 rất cao, có thể làm giảm đáng kể mức độ cholesterol và triglycerides của cơ thể. Bổ sung dầu cá cũng có thể là trợ giúp đáng kể nhưng trước đó cần nói chuyện với bác sĩ , đặc biệt là khi đang dùng bất kỳ loại thuốc chống đông máu nào

5. Uống 1 ly rượu hoặc bia 1 ngày

Nghiên cứu cho thấy rằng thói quen này có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt là 10%. Tuy nhiên, không uống nhiều hơn, nó không nhân rộng thêm lợi ích mà chỉ khiến bạn làm thêm những điều khủng khiếp đối với gan của mình.

6. Uống trà xanh

Green-tea

Trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cũng như giữ chỉ số cholesterol ở mức cân đối

Trà xanh đã chứng tỏ có rất nhiều lợi ích sức khỏe, và một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Brazil đã chứng minh rằng nó cũng có thể giữ mức cholesterol dưới sự kiểm soát. Những người tham gia được yêu cầu uống viên nang trà xanh đã giúp cải thiện nồng độ LDL 5%.. Nếu không thích trà xanh thì nước cam cũng là một trong những gợi ý tốt đem lại nhiều lợi ích cho tim.

7. Hãy hỏi bác sĩ về thuốc cholesterol

Nếu đang gặp vấn đề về cholesterol và có nguy cơ cao phát triển bệnh tim hoặc có cơn đau tim, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Đáng kể có thể làm giảm mức độ LDL là 50%. Bổ sung này cộng thêm những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống, chắc chắn sẽthay đổi lớn trong sức khỏe.

8. Chọn các chất béo thông minh

Sử dụng dầu hạt cải thay vì dầu thực vật. Đổ chai đựng giấm thay vì nước trộn Thousand vào món salad. Bỏ qua bất kỳ nước sốt cho món mì ống mà sử dụng nước sốt cà chua hoặc dầu ô liu. Cá nướng thay vì ăn bít tết...

Những lựa chọn này cho giúp giảm mức cholesterol thấp hơn. Chỉ cần chuyển đổi, bạn sẽ cảm nhận thấy sự khác biệt.

>>Xem thêm: Gỏi gà rau câu lạ miệng thơm ngon không tưởng

CÔNG TY TNHH THỦY SẢN VŨ MINH
  • Địa chỉ : Thôn Kiều Hạ (nhà ông Vũ Đức Lợi), Xã Quốc Tuấn, Huyện An Dương, Thành Phố Hải Phòng, Việt Nam
  • Email : agarvuminh@gmail.com
  • Điện thoại : 0912.156.918
  • Hotline : 0913.354.302 (Tư vấn mua hàng)
ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG
Agar Việt Nam cám ơn Quý đối tác và khách hàng đã tin tưởng và hợp tác với Agar Việt Nam.